ĂN CHAY

13/ 11/ 2017 16:27:06

ĂN CHAY

Kể từ khi đạo Phật được truyền bá đến đất Việt, đại đa số người dân  theo đạo Phật chọn lối ăn chay thuần rau củ quả qua lời giáo huấn của Phật: cấm sát sinh. Tu sĩ ăn chay để hành đạo.Vua chúa ăn chay để mưu cầu thái bình thịnh trị cho giang san, dân chúng ăn chay vì lòng từ bi, muốn tránh điều tội lỗi sát sinh, tích đức cho kiếp sau của mình…Vì thế họ đã không vì nhu cầu bản thân mà sát hại những sinh linh vô tội.

Có thể tuỳ tâm, tuỳ mục đích  phát nguyện mà người ta chọn ăn chay Nhị trai ( 2 ngày), Tứ trai ( 4 ngày), Lục trai (6 ngày), Thập trai ( 10 ngày), Nhất Nguỵệt trai (1 tháng), Tam nguyệt trai (ba tháng từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy) hay Trường trai

( trọn đời)…

Với lối ăn chay  tâm linh, việc chế biến cũng khá công phu,

 Món mỳ căn cuốn lá lốt-Ảnh Như Huy

nghiêm  ngặt. Dẫu ăn chay là ăn thuần thực vật, nhưng vẫn cấm kỵ các  loại  rau gia vị thuộc nhóm ngũ vị tân: hành, tỏi, hẹ,  hưng cừ, củ kiệu. Có lẽ do  những loại gia vị này có mùi vị mạnh không thích hợp với hương vị tinh khiết thanh tao của món ăn chay.

Theo đạo Phật, kẻ tu hành phải diệt dục. Mà hành, tỏi theo quan niệm của nhà tu hành là thứ kích dục nên không được sử dụng trong cỗ chay. Thay vào đó, trong chế biến, người ta đã sử dụng sả, poa-rô để có hương vị  thích hợp  món nấu chay.

Khi nấu cỗ chay, chén bát soong nồi phải dùng riêng, không để lẫn với những vật dụng đã dùng để nấu và chứa đựng những vật phẩm cấm kị như thịt thà cá mú, hành tỏi…

Việc chọn lựa thực phẩm cũng rất tinh tế để đem lại sức khoẻ cho người ăn. Nguồn đạm và chất béo từ nấm, đậu tương, vừng, đỗ lạc…các vi-ta-min từ rau củ…đã tạo cho món ăn chay hương vị thanh khiết, dễ tiêu hoá, giàu dưỡng chất. Ăn những thứ này vừa không làm đau đớn những sinh linh vô tội mà vẫn thoả mãn được nhu cầu của cơ thể.

Hằng năm, theo tục lệ, các vị vua chúa Việt Nam phải ăn chay trong các tuần tế Đất Trời.Với tầng lớp qúy tộc này, việc chế biến món chay đòi hỏi phải thật tinh tế, công phu và nhất là hình thức thẩm mỹ phải làm sao tạo ra sự hấp dẫn ngon miệng. Do đó việc chế  món chay phải luôn được cải tiến để đáp ứng nhu cầu của  tầng lớp qúy tộc hoàng gia và ăn chay đã được nâng thành nghệ thuật độc đáo thi vị đặc sắc đậm đà bản sắc riêng của hương vị Việt.

Một số nhà nhà dinh dưỡng đã  thử làm những  nghiên cứu  về ảnh hưởng của chế độ ăn chay với sức khỏe và đã đưa ra kết luận :

Món chay không những thanh kiết, nhẹ nhàng dễ tiêu hoá, giàu dinh dưỡng mà còn giúp người ăn tránh những nguy cơ bệnh lý do các chế độ ăn uống

Nữ tu sĩ chùa Trình làm giò chay. Ảnh Như Huy

quá tải về đạm, mỡ động vật gây nên. Đó là những nguyên nhân  gây ra  các chứng bệnh như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, một số bệnh ung thư, các bệnh gặp phải khi ăn các lọai thịt ôi thiu, nhiễm khuẩn. Thành phần dinh dưỡng, hương  liệu, chất xơ…chứa trong các loại  rau quả như cà chua, cà rốt, các loại rau xanh… đã làm nên các món ăn đem lại sức khoẻ cho người tiêu dùng và hạn chế được những căn bệnh thường xảy ra do chế độ ăn nhiều thịt động vật.

Từ  những lý do trên, việc ăn chay của người Việt đã có điều kiện thuận lợi  phát triển và được nâng thành nghệ thuật với những nét đặc sắc khác  xa  lối ăn chay của các vùng miền khác trong khu vực.                   

Chùa Trình Yên Tử 17/1/2010

                                             Hoàng Thị Như Huy

                                                       Nhà giáo

                                      Nghệ nhân dân gian Việt Nam