ĐẠO PHẬT CHO NIỀM TIN VƯỢT KHỦNG HOẢNG

12/ 03/ 2012 12:56:32

Trong bối cảnh này, là người con Phật, chúng ta cầu mong lòng từ bi (ban vui cứu khổ) của Đức Phật được sáng lên ở mọi người, mọi nơi.

 

Khủng hoảng đang bao trùm toàn cầu, nhiều lĩnh vực hoạt động bị đình đốn, nhân loại lâm vào cảnh khống khổ, nhất là dân nghèo. Đã có nhiều tài liệu nói về thực trạng và căn nguyên khủng hoảng hiện nay, đây như là quả báo bị ô nhiễm tam độc (tham – sân – si) và nhiều lĩnh vực đời sống nhân loại, gây mất cân bằng Thân – Tâm, mất cân bằng âm – dương, môi trường sống, kể cả môi trường xã hội và môi trường tự nhiên bị nhiễm ô nặng.

Lâu nay nhân loại bị cuốn hút vào sự thắng thua, ai thắng thì thừa thế vượt lên mong chiếm vai trò thốn lĩnh, ai thua hằn học tìm cách chống lại không chịu bị đè bẹp, sự cạnh tranh diễn ra khốc liệt trên nhiều lĩnh vực, mọi nguồn lực đã bị huy động tối đa cho việc khuếch trương cái uy quyền danh lợi (điều mà đạo Phật cho là giả tạm). nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực (nhất là chất sám) được khai thác với tốc độ chóng mặt trên sự trình diễn như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ để sản xuất ra khối lượng của cải vật chất khổng lố, mà nhân loại vẫn bất an không có hạnh phúc chân thật.

Điều chân thật và cách sống hài hòa trong sự cộng sinh không được vun trồng tích đức, gây ra mất cân bằng nghiêm trọng. trước tiên là sự mất công bằng xã hội ngày càng gia tăng, theo số liệu của Liên Hiệp quốc:

20% dân số thế giới của các nước phát triển tiêu thụ 83% tổng sản lượng thế giới.

60% dân số thế giới ở các nước chậm phát triển tiêu thụ 15,3% tổng sản lượng thế giới.

20% dân số thế giới ở các nước nghèo, lạc hậu tiêu thụ 1,7% tổng sản lượng thế giới.

Nghĩa là sự chênh lệch giữa giàu/ nghèo bằng 83/1,7 = 50 lần.

Hoạt động của nhân loại có nhiều điều trao đổi thiếu minh bạch, thậm chí còn lợi dụng phương tiện truyền thông hiện đại để gây mê hoặc, lôi kéo, lừa dối, kích động lòng tham, tìm nhiều thủ đoạn chiếm đoạt lợi ích cộng đồng dẫn đến hố sâu ngăn cách giàu nghèo ngày càng gia tăng, hiện trạng ấy còn tụt lại quá xa với sự công bằng theo tinh thần Phật giáo. Đức Phật là tấm gương cho mọi người luôn giữ sự cân bằng giữa cho và nhận. sự khai thác tài nguyên thiên nhiên với tốc độ chưa từng thấy, hàng trăm tỷ tấn nhiên liệu hóa thạch được sử dụng phục vụ cho tham vọng tăng trưởng. Thảm thực vật xanh có hàng triệu năm là nơi dung hòa âm dương, cân bằng sự thăng từ lòng đất trước sự giáng xuống của vô vàn tia vũ trụ vào trái đất, nay rừng đã bị thu hẹp đáng kể, chỉ còn 25% so với đầu thế kỷ XX. Từ việc khai thác bừa bãi, quy hoạch theo ham muốn chủ quan không thuận theo quy luật tự nhiên đã dẫn tới hiện tượng sa mạc hóa tăng, bê tông hóa tăng, thảm thực vật xanh giảm nhan, khả năng dung hòa âm dương bị giảm mạnh, trái đất nóng lên, thiên tai bão lũ xảy ra liên tiếp, họa này đâu phải do trời đất mà đều do con người gây nên.

Từ lòng tham danh lợi được kích động mạnh mẽ, tìm đủ mọi cách cho việc tăng trưởng và lợi nhuận tối đa đã làm xuất hiện hàng loạt hoạt động làm mê say con người nhằm thỏa mãn sắc dục… tính bất thiện (lợi mình, hại người, hại môi trường sống) được tích tụ lại, cộng nghiệp lực xấu được tăng lên trở thành những ung nhọt lớn đến độ phải vỡ lở, đầu tiên là sự khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, dòng chảy tiền – hàng bị mất cân đối nghiêm trọng dẫn tới sự đổ vỡ dồn dập vào năm 2008, kéo theo hàng loạt các lĩnh vực hoạt động khác bị đình đốn.

Trong bối cảnh này, là người con Phật, chúng ta cầu mong lòng từ bi (ban vui cứu khổ) của Đức Phật được sáng lên ở mọi người, mọi nơi. Chúng ta cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo của từng cộng đồng, của từng quốc gia, của từng hệ thống kinh tế mang tâm từ giành những nguồn dự trữ được ưu tiên sử dụng cho các mục đích theo hướng lấy lại sự cân bằng xã hội và tự nhiên. Chúng ta mong muốn có nhiều dự án đầu tư vào phúc lợi xã hội, có nhiều dự án đầu tư bảo vệ môi trường sinh thái để đảm bảo việc làm, đời sống cho phần đông là người lao động, không thể để người dân lao động bị gạt bỏ trước cảnh khốn khó này.

Trước sự khủng hoảng cũng là một cơ hội tốt cho việc nhìn lại, nhìn lại theo tình thần sám hối của Đức Phật, gạt bỏ tham dục bị ô tạp bấy nay, dẹp trừ phiền não, tu tâm dưỡng tính theo tư tưởng Phật giáo. Chúng ta cầu nguyện Phật gia hộ cho những nhà hoạch định nguồn lực biết hy sinh tăng trưởng, hy sinh lợi nhuận giành vào việc cứu trợ theo tinh thần bố thí của Đức Phật – có thể mất tiền của nhưng lấy được phúc đẳng hà sa, coi đây là sự đầu tư thông minh nhất.

Trong lúc nhiều lĩnh vực đang gặp cơn bĩ cực, để không bị lún sâu vào vòng khốn đốn, điều hữu hiệu trước nhất tìm về đạo giải thoát của Đức Phật, tâm niệm về những điều chỉ giáo của Đức Phật, thực hành sống theo lời dạy của Đức Phật.

Xin được dẫn ở kinh Trung A Hàm 28 (Sự tích Đức Phật Thích Ca – trang 328) kể lại chuyện: “Phật thăm cư sĩ Sudatta trên giường bệnh.

Phật dạy: hạnh phúc chân thật là điều có thể thực hiện ngay trên đời này nếu chúng ta biết:

1 – Chọn một nghề sinh sống có ích cho nhiều người.

2 – Thân cận với những người hiền đức, với những người thiện tri thức.

3 – Phụng dưỡng cha mẹ, chăm sóc vợ chồng con cái.

4 – Chia sẻ thì giờ, tài vật, hạnh phúc với kẻ khác.

5 – Biết ơn, khiêm nhường, ít ham muốn, biết đủ.

6 – Chọn môi trường sinh sống thuận tiện cho sự tu học và sự làm lành

7 – Sống một cuộc đời trong sạch và cao thượng.

8 – chuyên cần học hỏi giáo pháp giác ngộ và giải thoát.

9 – Cách thiền quán để diệt trừ mê lầm và phiền não”.

Thực hiện được những điều trên là biết sống theo Chính Pháp, ta sẽ có được nguồn sinh lực mới, giữ được sự tự tại, ta sẽ có được niềm tin vững chắc để có những phương kế hiệu quả nhất vượt qua trở ngại biến loạn, sẽ mang lại hạnh phúc cho chính mình, cho giai đình và cho nhiều người trong xã hội hiện đại, mà còn là nhân lành mang lại hoa trái xanh tươi trong thời kỳ tới.

Cư sĩ Trần Ngọc Hằng.

Trích “Tạp chí Khuông Việt”