NHÂN MINH HỌC VẤN ĐÁP (Phần tiếp theo)

13/ 11/ 2017 10:44:00

NHÂN MINH HỌC VẤN ĐÁP

TS.Phạm Quỳnh

    (Phần tiếp theo)

Phẩm thứ hai: Minh phụ xứ phẩm (明負處品)

Phương tiện tâm luận gọi “phụ” là những sai lầm trong quá trình biện luận, nên có câu “句味真正、名非負处cú vị chân chính, danh phi phụ xứ”. Đại thể có thể chia phụ thành mười loại khác nhau.

Phẩm thứ ba: Biện chính luận phẩm (辯正論品)

Phẩm này đưa ra và thuyết minh phương pháp phân tích những trường hợp đúng, sai trong quá trình biện luận: Phân biệt đối với “hữu”, “vô”, “a-la-hán quả”, “niết bàn”, “thần thường”, “vô thường”; Phân tích năm loại luận đề biện luận.

Phẩm thứ tư: Tương ưng phẩm (相應品)

Bản nghĩa của “tương ưng” là chỉ một từ đa nghĩa (tức dị vật đồng danh), Phương tiện tâm luận khảo sát có hay không mối quan hệ giữa tôn, nhân dụ. Cụ thể là trong quá trình luận chứng, bên lập luận vốn không có sai sót, nhưng đối phương lại phản bác là có, dẫn đến chính đối phương bộc lộ sai sót của mình. Trong Phương tiện tâm luận, tác giả đã chỉ ra tới 20 lỗi sai sót như vậy.

Theo học giả Thẩm Kiếm Anh, Tương ưng phẩm là những luận thuật sớm nhất của các luận sư Tiểu thừa về nhưng sai sót trong quá trình luận chứng. Trong quá trình khái quát 20 sai sót, các luận sư Tiểu thừa đã áp dụng thủ pháp của Phái Chính lý trình bày trong Chính lý kinh. Về sau, Ngài Thế Thân trong tác phẩm Như thực luận (如實論, Tarka- śāstra),) cũng trình bày những vấn đề này trong Đạo lý nan phẩm (道理難品), lấy những vấn nạn này chia thành ba nhóm bao gồm 16 loại. Trên cơ sở đó, Trần Na đã san định, hình thành 14 loại lỗi, trở thành tập đại thành của các vấn nạn trong Nhân minh học.

  1. Du già hành tông và bảy vấn đề của Nhân minh học

Trước Trần Na, Du già hành tông có cống hiến lớn nhất đối với Nhân minh học Phật giáo. Tông này tôn Di Lặc(1) làm tổ sư, tương truyền Vô Trước đã được Di Lặc truyền thụ Du già sư địa luận (瑜伽師地論, Yogācārabhūmi-śāstra) trong mộng. Nhưng các nhà sử học cho rằng, Du già sư địa luận thực tế đúng là tác phẩm của Vô Trước.

3.1. Du già sư địa luận là tác phẩm đầu tiên đề xuất khái niệm ngũ minh trong Phật giáo và sử dụng thuật ngữ nhân minh (因明 hetuvidya) thay cho thuật ngữ chính lý (Nyāya). Sư địa luận cũng lần đầu tiên xác định nội hàm của nhân minh: “謂於觀察義中諸所有事Vị ư quan sát nghĩa trung chư sở hữu sự.” Theo đó: “quan sát nghĩa” là nói tới sở lập pháp – tức là tôn, “chư sở hữu sự” chỉ năng lập pháp – tức nhân. Sư địa luận từ các phương diện khác nhau mà giảng nghĩa về 7 phương diện của nhân, bao gồm các nội dung logic học, tri thức luận, phương pháp biện luận, nên Nhân minh sử gọi là “thất nhân minh”. Đó là:  Luận thể tính: bàn về thể tính của ngôn ngữ sử dụng trong biện luận; ‚ Luận xứ sở: bàn về nơi biện luận; ƒ Luận sở y: bàn về luận thức căn cứ trong biện luận; „ Luận trang nghiêm: bàn về yêu cầu thẩm mỹ và những nội dung đạo đức trong biện luận; … Luận đoạ phụ (còn gọi là đoạ xứ): bàn về những sai lầm trong biện luận; † Luận xuất ly: tức là căn cứ vào luận đề, điều kiện phương diện về đối tượng, tri thức để quyết định có tham gia biện luận hay không; ‡ Luận đa sở tác pháp: bàn về các điều kiện, tư cách của những người tham gia biện luận.

Có thể nói, Sư địa luận là hệ thống logic biện luận của Phật giáo, đồng thời cũng là điển tịch logic học Phật giáo được hình thành từ rất sớm.

3.2. Các trước tác Nhân minh học của Vô Trước (無著)(2)

Ngoài Sư địa luận, các trước tác Nhân minh học của Vô Trước gồm có: Đại thừa a tỳ đạt ma tập luận (大乘阿毗達摩集論), do Sư Tử Giác chú thích, An Huệ tập hợp cả hai lại gọi là Đại thừa a tỳ đạt ma tạp tập luận (大乘阿毗達摩雜集論), có Hiển dương thánh giáo luận (顯揚圣教論prakara āryaśāsana-śāstra, ārya-śāsana-prakaraņa-śāstra) và Thuận trung luận (順中論, Madhyāntānusāra-śāstra). Nội dung nhân minh của Hiển dương thánh giáo luậnTạp tập luận về cơ bản là giống nhau.

Theo thói quen người ta vẫn gọi Tập luậnTạp tập luậnĐối pháp luận (對法論Abhidhārma-samuccāyavyakhya), trong hai bộ luận này, bảy vấn đề của Nhân minh học được gọi chung là “論軌抉擇luận quỹ quyết trạch”. Đặc biệt, trong phương pháp luận tám loại năng lập, đã trực tiếp dùng thuật ngữ “hợp” và “kết” thay thế cho hai thuật ngữ “đồng loại” và “dị loại”. Điều này thể hiện rõ sự thay đổi sâu sắc trong nhận thức của Vô Trước đối với luận thức. “Đồng loại” và “dị loại” vốn là chi dụ trong ngũ chi tác pháp, Sư địa luận vẫn sử dụng là các ví dụ không tất yếu, nhưng trong ngũ chi tác pháp “hợp”, “kết” lại có chức năng logic riêng của chúng, là một phần của luận thức suy luận loại tỷ. Qua sự cải biến, ngũ chi cổ nhân minh đã trở nên chính xác hơn.

So với Sư địa luận, Đối pháp luận cũng đề xuất nhiều quan điểm mới. Chẳng hạn, đã định nghĩa hiện lượng: “現量者謂、自証、明了、旡迷亂Hiện lượng giả, vị tự chứng, minh liễu, vô mê loạn – Hiện lượng là tự chứng, là rõ ràng, và không có mê loạn.” Ở đây “tự chứng” là cảm tri trực tiếp, “minh liễu” là loại trừ tất cả các chướng ngại. Còn “vô mê loạn” tức là không có sự rối loạn, điều này về sau được Trần Na (陳那)(3), Pháp Xứng (法稱, Dharmakīrti) nhấn mạnh và gọi là “vô phân biệt”. Thực chất “vô mê loạn” là tính nhất trí trong nhận thức.

Bản tiếng Phạn của Thuận trung luận hiện vẫn thất lạc, chỉ còn bản tiếng Hán. Trong khi phản bác Phái Số luận, các luận sư Phật giáo đã dẫn dụng học thuyết nhân tam tướng của Số luận, trở thành điển tịch Phật giáo Hán truyền sớm nhất đề cập đến vấn đề nhân tam tướng. Nhân tam tướng của Số luận cho rằng:”朋中之法、相對朋无、復自朋成Bằng trung chi pháp, tương đối bằng vô, phục tự bằng thành”. “Bằng” là âm Hán dịch của từ “pakşa” trong tiến Sankrit, có nghĩa là “chủ trương”, tức là chỉ trong tôn có pháp (tôn trung hữu pháp). “Pháp” là chỉ nhân pháp. Cho nên, “bằng trung chi pháp” có nghĩa là nhân pháp bao hàm tôn hữu pháp(4). Đây là tướng thứ nhất. “Tương đối bằng vô” nghĩa là những ví dụ khác loại trong tôn hữu pháp không có cùng thuộc tính với nhân pháp. “Tương đối” là dịch nghĩa từ tiếng Phạn “vi”, có nghĩa là “phân ly 分离”. Đây là tướng thứ ba. “Phục tự bằng thành” nghĩa là nhân pháp phải cùng thuộc tính với dụ đồng phẩm. Đây là tướng thứ hai.(5)

3.3. Các trước tác Nhân minh học của Thế Thân (世親)(6)

Các trước tác Nhân minh học chủ yếu của Thế Thân gồm: Luận quỹ (論軌), Luận tâm (論心), Luận thức (論識) và Như thực luận (如實論). Luận quỹ, Luận tâm, Luận thức đã bị thất lạc, nhưng trong Tập lượng luận (集量論pramāņasamuccaya), Trần Na cũng có nhiều lần dẫn dụng Luận quỹ, còn trong các chú sớ của các học giả đời Đường của Trung Quốc cũng nhiều lần đề cập Luận thức. Luận tâm dường như rất ít được nhắc tới, nội dung cụ thể thế nào chưa có cách gì xác định.

Phần lớn nội dung của Như thực luận cũng đã thất lạc, phần còn lại sau này rất ít, chủ yếu là phẩm Ngộ nạn luận. Cống hiến lớn nhất của Như thực luận đối với Nhân minh học Phật giáo là lần đầu tiên tiếp thu học thuyết nhân tam tướng. Trong đó có đoạn: “因有三、謂是根本法 、同类所、摄异类所离 Nhân có ba loại, gọi là pháp căn bản, đồng loại thì tiếp nhận, khác loại thì khu biệt”. Trước đó, các học phái ngoại đạo đều giảng nhân tam tướng từ phương diện “thể”, đặc biệt là tướng thứ hai, đều dựa vào dụ y có “đồng thể” với tôn hữu pháp hay không mà tiến hành bàn luận. Sau định nghĩa của Thế Thân đã mở ra cách nhìn mới về “nghĩa”, nhấn mạnh dụ y có “均等義quân đẳng nghĩa – nghĩa ngang nhau” hay không. Điều này khiến luận thức hợp lý hơn. Các luận sư thời Đường đều cho rằng đến Trần Na mới có vấn đề thủ “nghĩa”, nhưng kỳ thực nó có xuất xứ từ Thế Thân.

Nhân minh học Phật giáo đến Thế Thân đã phát triển xong phần “cương kỷ 綱紀”, tức là mới phát triển những nguyên lý đầu tiên, nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Nhiệm vụ hoàn thiện Nhân minh học tiếp tục phải dựa vào luận sư xuất chúng của Phật giáo như Trần Na (Dignāga), Pháp Xứng (Dhārmakirti).

Hỏi: Xin cho biết những cống hiến của Trần Na trong việc cách tân Nhân minh học Phật giáo?

(Còn nữa)