Nhân minh học vấn đáp (tiếp)

11/ 11/ 2017 15:44:51

Nhân minh học vấn đáp (tiếp)

Phạm Quỳnh

Hồi Tranh luận (回諍論) là cuốn nhập môn vào Trung luận, nguyên bản Phạn văn đã mất, chỉ còn bản Tạng dịch. “Hồi Tranh 回諍” theo Tạng văn có nghĩa là “áp phục – áp đảo và khuất phục”, trong đó chủ yếu bác bỏ quan điểm của Chính lý kinh (Nyāya Sutra正理經) về quan hệ giữa Lượng – nhận thức và Sở lượng – đối tượng nhận thức. Long Thọ cho rằng, nếu như căn cứ vào Lượng để thành lập Sở lượng, tức  là Sở lượng dựa vào Lượng, bản thân Lượng như thế tất yếu phải dựa vào một Lượng khác, xét đến cùng là “Lượng lượng tương nhân 量量相因” Nhận thức này là nguyên nhân của nhận thức khác nhau. Ngược lại, nếu Lượng và Sở lượng không nương tựa vào nhau thì quan điểm không thể phân tách giữa đối tượng và chủ thể nhận thức của phái Chính lý không thể thành lập được. Ngược lại, nếu Lượng lại cần nhờ vào Sở lượng để tồn tại, như thế quan điểm viết trên đây cho rằng Sở lượng dựa vào Lượng là mâu thuẫn nhau. Long Thọ cho rằng, Lượng không nương tựa vào Sở lượng, mà tự nó đứng độc lập, Lượng là “chiếu minh照明”, một vật thể tự thân không thể vừa sáng vừa tối, không có tối nên không tự chiếu. Trong đoạn luận chứng trên của Long Thọ có chỗ giá trị là đã thông qua việc vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp logic như suy luận giả định, suy luận song đề, quy nạp… đạt tới trình độ tư duy trừu tượng rất cao.

Trung Quán tông là một trong những phái Phật giáo tiếp thu luận thức ngũ chi khá sớm. Trong Tam tạng Tạng truyền, có một bộ Áp phục Nhân minh (壓復因明), có người cho rằng đó là trước tác của Long Thọ. Trong đó, tác giả đã phê phán 16 cú nghĩa của Túc Mục (Gāutama), và tự mình đề xuất 16 cú nghĩa khác, đó là: 1. Lượng; 2. Sở lượng; 3. Nghi hoặc; 4. Dụng; 5. Thí dụ; 6. Tông; 7. Phần; 8. Kiền huệ; 9. Vĩnh định; 10. Tranh; 11. Thuyết; 12. Vọng phê; 13. Như nhân hiển; 14. Thất ngôn; 15. Đoán hậu (loại suy); 16. Đoán xứ (phụ xứ). Ngoài ra, trong lập luận sử dụng luận thức tam chi, chứ không phải luận thức ngũ chi. Nếu tác phẩm này chính xác là của Long Thọ, thì đây là trước tác đề xuất sớm nhất về luận thức tam chi.

Trung Quán tông sau này tiếp tục phân thành hai phái là Tự tục phái và Ứng thành phái, Tống Khách Ba đã phát triển học thuyết của Ứng Thành phái, tạo tiền đề triết học Phật giáo cho Hoàng giáo lượng luận.

  1. Tư tưởng Nhân minh học  trongPhương tiện tâm luận (方便心論)

Trước đây, nhiều học giả cho rằng Phương tiện tâm luận (方便心論) là tác phẩm của Long Thọ, nhưng sau này, học giả Nhật Bản Vũ Tỉnh Bá Thọ (宇井伯壽) khảo chứng, xác nhận lại cho rằng, đó là một tác phẩm do một luận sư Tiểu thừa trước Long Thọ trước tác. Hiện tại, đa số học giả đều thừa nhận thuyết này của Vũ Tỉnh Bá Thọ.

Trong Phật giáo, từ “phương tiện 方便” có rất nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa là “理義方正、言辞巧妙lý nghĩa phương chính, ngôn từ xảo diệu – Lý nghĩa đầy đủ đúng đắn, ngôn từ khéo léo”, còn “tâm luận心論” có nghĩa là bàn về phương pháp nhận thức. Tóm lại, Phương tiện tâm luận có thể giải thích là phương pháp biện luận và nhận thức chính xác. Phương tiện tâm luận còn là tác phẩm phản bác chủ trương của Thắng luận, đồng thời còn là một tác phẩm xây dựng hệ thống logic biện luận của Nhân minh học Phật giáo. Toàn bộ tác phẩm được chia thành bốn phẩm (mỗi phẩm tương đương với một chương).

Phẩm thứ nhất: Minh tạo luận phẩm (明造論品)

Đây là phẩm bàn luận về phương pháp biện luận, đầu tiên khẳng định tính tất yếu của việc tạo bản luận này:

 “Không vì thắng bại, không vì nuôi dưỡng danh tiếng, mà mong muốn làm rõ các tướng thiện ác.”

‚ “Thế gian nếu không có bộ luận này, nhiều người bị mê muội, tất khiến thế gian tà trí xảo biện, những điều lừa dối, mê hoặc đó khởi nghiệp bất thiện, luân hồi ác thú, thất chân thực lợi. Còn nếu có được luận, tất sẽ tự phân biệt được thiện ác không tướng, những người ngoại đạo tà kiến, không thể dứt bỏ được khổ đau, chướng ngại! Cho nên, ta vì lợi ích của chúng sinh, tạo nên bộ chính luận này.”

ƒ “Lại muốn linh pháp được lưu truyền khắp thế gian”, “vì muốn bảo vệ Phật pháp, nên tạo luận”. Tóm lại, việc tạo luận vì mục đích hoằng dương Phật pháp, “lợi ích chúng sinh”.Cho nên sau này Trần Na trong tác phẩm Tập lượng luận (集量論) đã kính tụng: “Kính lễ định lượng dục lợi sinh”.

Liên quan đến phương pháp lập luận, tác giả của Phương tiện tâm luận (方便心論) đề xuất tám loại, nên gọi là “能立八義năng lập bát nghĩa”:

 Thí dụ (譬喻): bản luận đã lấy dẫn chứng Thí dụ làm loại thứ nhất trong tám phương pháp lập luận. Cụ thể bàn đến ở mấy điểm sau:

Thứ  nhất, nội dung của Thí dụ: nên “凡圣同解phàm thánh đồng giải – người thường và bậc thánh cùng giải được”, nên lấy nông cạn để làm rõ sâu sắc, lấy gần làm rõ xa (以淺譬深、以近譬遠). Mục đích của Thí dụ là giảng giải một cách thông tục, dễ dàng, không hiểu điều này thì không thể làm dụ.

Thứ  hai, tính chất của Thí dụ: “為明正義vi minh chính nghĩa – làm rõ nghĩa đúng đắn”, Thí dụ không thể là luận điểm của người lập luận, mà nó chỉ là một sự thực được viện dẫn ra.

Thứ  ba, phương hướng của Thí dụ: nên lấy cụ thể để so sánh với trừu tượng, không nên ngược lại.

Thứ  tư, các loại Thí dụ: “喻有二種: 一具足喻、二少分喻dụ hữu nhị chủng, nhất cụ túc dụ, nhị thiếu phần dụ – Dụ có hai loại, một loại đầy đủ, một loại khuyết thiếu”, điều đó tương đương với đồng dụ và dị dụ.

‚ Tuỳ sở chấp: (隨所执) Tôn sở lập hoặc kết luận trong suy lý, lập tôn nghĩa cần dựa vào bốn loại lượng là hiện lượng (现量), tỷ lượng (比量), dụ tri (喻知), tuỳ kinh thư (thánh giáo lượng隨經書、圣教量). Trong việc lập tôn, không thể là “一切同nhất thiết đồng – tất cả giống nhau”, tức là không thể “相苻极成tương phù cực thành”(1), nếu hai bên lập luận cùng tán đồng về luận đề thì quá trình biện luận không thể diễn ra được. Chỉ có thể là “一切异nhất thiết dị – tất cả đều khác”, tức là “違他順自vi tha thuận tự – trái người và thuận mình”. Và “初同后异sơ đồng hậu dị – trước khác sau giống”, tức là ban đầu tiền đề của hai bên nghị luận giống nhau, nhưng kết luận rút ra khác nhau; “初异后同Sơ dị hậu đồng – trước khác sau giống”, điều này có nghĩa là, ban đầu tiền đề của hai bên nghị luận khác nhau, nhưng khi rút ra kết luận lại giống nhau. Tạo thành nguyên nhân của hai tình huống này có thể trong việc lý giải khái niệm giữa hai bên nghị luận sẽ có những bất đồng, điều này trong Nhân minh học gọi là lỗi ” bất cực thành不極成”.

ƒ Ngữ thiện (語善): ngôn ngữ trong quá trình biện luận cần: “不違於理、不增不滅 、善解章句、應相說法 Bất vi ư lý, bất tăng bất diệt, thiện giải chương cú, ưng tương thuyết pháp – Không trái với lý, không thêm không bớt, lý giải đúng câu văn, nên giúp để thuyết pháp”. “Bất vi ư lý” nghĩa là không tham dự vào những mặt trái, mâu thuẫn với sự lý; “Bất tăng bất diệt” là trong quá trình biện luận đúng đắn cần tránh “tam tăng, tam diệt”, đó là: nhân tăng, dụ tăng, ngôn tăng và nhân diệt, dụ diệt, ngôn diệt. Đây là những lỗi liên quan đến tăng hoặc khuyết của các chi trong luận thức. Trên thực tế, Phương tiện tâm luận (方便心論) đã vận dụng luận thức tam chi(2), những nội dung “tam tăng, tam diệt” đối với ngôn ngữ bao gồm những lỗi liên quan đến việc tăng giảm của nhân, dụ. Đến thời Tân Nhân minh của Trần Na chỉ có giảng những lỗi khiếm khuyết mà không nhấn mạnh đến lỗi tăng của nhân, dụ.

„ Ngôn thất (言失): những lỗi trái với ngữ thiện, tất cả có bốn loại:

Thứ  nhất: (義无异而重分別Nghĩa vô dị nhi trọng phân biệt – Nghĩa không khác nhưng nhấn mạnh sự khác biệt;義同名异nghĩa đồng danh dị – cùng nghĩa khác tên), tức là lấy từ đồng nghĩa xem là bất đồng nghĩa.

Thứ hai: (辞无异而重分別từ vô dị nhi trọng phân biệt – Từ không khác nhưng nhấn mạnh sự khác biệt). Danh và nghĩa vốn là giống nhau, nhưng lại phân biệt chúng, giống như “Vì là Phật giáo cho nên gọi là Phật giáo”. Trên phương diện logic học, điều này vi phạm lỗi “ngược với từ đồng nghĩa”.

Thứ  ba: (但饰文詞、无有義趣đãn sức văn từ, vô hữu nghĩa thú – chỉ chăm chút tu sửa lời văn mà không có ý nghĩa thú vị). Hữu danh vô thực, giống như “sừng thỏ rắn như đá”. Trên phương diện logic học, đây là chỉ những khái niệm rỗng.

Thứ  tư: (有義理而无次第 hữu nghĩa lý nhi vô thứ đệ – có nghĩa lý nhưng không có thứ tự). Điều này chỉ những tổ hợp lời văn không có ý nghĩa.

… Tri nhân (知因): phần này chuyên giảng về luận cứ trong luận chứng, lý do, căn cứ trong biện luận. Theo bốn loại lượng: hiện lượng, tỷ lượng, dụ lượng và tuỳ kinh lượng là căn cứ, nhưng chỉ lấy hiện lượng làm cơ sở: “此四知中、现量為上thử tứ tri trung, hiện lượng vi thượng – Trong bốn loại tri thức đó, hiện lượng đứng đầu”, ba loại tri thức còn lại đứng hàng sau. Nhiều học giả nghiên cứu Nhân minh học cho rằng, Pháp Xứng là người khởi xướng việc nhấn mạnh vai trò của cảm giác kinh nghiệm, lấy hiện lượng làm “勝義有thắng nghĩa hữu”(3), nhưng kỳ thực, trong Phương tiện tâm luận (方便心論) đã có thể thấy lập trường nhất quán của Phật gia.

† Ứng thời ngữ (應時語): trên phương diện nội dung, thời cơ của ngôn ngữ, cần hướng tới việc: “Ý nghĩa sâu xa… mà bậc trí giả giải như vậy, nếu người bình thường nghe thấy được sẽ không bị sa ngã.”

‡ Tự nhân (似因): phần này đề cập đến những sai lầm trong lý do, căn cứ, chia thành tám loại khác nhau:

Thứ  nhất, tuỳ ngôn sinh quá (隨言生過): những khái niệm hai bên nghị luận đưa ra để thành lập tiền đề không thể cộng hứa cực thành.

Thứ  hai, đồng dị sinh quá (同异生過): trên thực tế, lỗi này đến thời Trần Na gọi là “sở lập pháp bất thành” (所立法不成), tức là hoặc sử dụng dị dụ phẩm làm đồng dụ y, hoặc là khái niệm của bản thân tông hữu pháp không rõ ràng, nên không thể tìm được đồng dụ y phù hợp.

Thứ  ba, nghi tự nhân (疑似因): lỗi này Trần Na gọi là “do dự bất thành” (猶豫不成), Pháp Xứng gọi là “do dự chi nhân” (猶豫之因). Ví dụ: có một cây cột gỗ, giống như người, trong đêm tối nhìn thấy mới nghi hoặc không biết người chăng? cột gỗ chăng? Vì vậy, gọi là nghi tự nhân.

Thứ  tư, quá thời ngữ (過時語): lý do đề xuất trong quá trình biện luận không còn hợp thời nữa, bổ sung những lý do quá thời cũng không thể vãn hồi thất bại.

Thứ  năm, loại đồng (类同): tranh thủ nguỵ biện khái niệm.

Thứ  sáu, thuyết đồng (說同): trong luận thức sử dụng cùng một lý do cho hai kết luận không giống nhau, trong đó có một kết luận không chính xác. Như lập: “Hư không là thường, vì không có sự tiếp xúc, như ý thức vậy”. Lý do hư không thường hằng là do không có sự tiếp xúc, mà ý thức cũng tuy không có sự tiếp xúc nhưng vẫn thường hằng. Trên phương diện logic học đó là một loại sai lầm “loại tỷ không tương đương”.

Thứ  bảy, ngôn dị (言异): sau này, Trần Na khái quát trong Tập lượng luận (集量論) là lỗi “khoan chứng hiệp” (寬証狭), tức là phạm vi khái niệm nhân quá rộng, bao quát phạm vi hai loại tông hữu pháp trái ngược nhau, vì vậy có thể đưa ra kết luận trái ngược nhau.

Thứ  tám, tương vi (相違): lỗi này chia làm hai loại, một là nhân chi và dụ chi trái ngược nhau, gọi là “dụ tương vi” (喻相違), một loại là trái với sự thực, gọi là “lý tương vi” (理相違). Lỗi trước liên quan đến sai lầm trong lập phán đoán, lỗi sau liên quan đến sai lầm trong lập khái niệm.

ˆ Tuỳ ngữ nan (隨語難難): trong phẩm này chưa giải thích một cách rõ ràng, nhưng đại ý là tuỳ theo hình thức luận chứng và nghĩa lý của bên đối phương mà tiến hành bác bỏ.

Trong tám loại ý nghĩa của năng lập (năng lập bát nghĩa 能立八義), các mục 1, 2, 5, 7 giảng về tôn, nhân, dụ và những sai lầm của nó, trong đó không bàn đến hợp và kết. Điều này cho thấy, bản luận này chỉ đề cập đến luận thức tam chi. Còn các mục 3, 4, 6, 8 chủ yếu giảng về vận dụng ngôn ngữ trong biện luận, thuộc phạm vi của thuật biện luận. Cho nên, trong Phương tiện tâm luận (方便心論) thuật biện luận và logic học cùng tồn tại, không có sự phân biệt rõ ràng. Nội dung của “năng lập bát nghĩa” trong Phương tiện tâm luận (方便心論) được viết cùng thời với Chính lý kinh (正理經), là hệ thống Nhân minh học do những Phật gia sáng tạo từ rất sớm.