PHẬT GIÁO VIỆT NAM QUA CÁC KÌ QUỐC HỘI

06/ 12/ 2017 08:44:13

PHẬT GIÁO VIỆT NAM QUA CÁC KÌ QUỐC HỘI

 

  1. Với 2000 năm gắn bó đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo đã trở thành một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, có những đóng góp to lớn trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là thành tố hun đúc và hình thành, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, nay là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, truyền thống gắn bó đồng hành cùng dân tộc, sống “Tốt đời đẹp đạo” tiếp tục được Phật giáo Việt Nam phát huy trong nhiều hoạt động Phật sự và Thế sự cụ thể. Nhân cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII vừa thành công tốt đẹp và kết thúc Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá XIII, Khuông Việt xin trân trọng giới thiệu với độc giả danh sách các quý vị chức sắc Phật giáo Việt Nam tham gia Quốc hội từ khoá I đến khoá XII, các vị trúng cử khoá XIII và nội dung Chương trình hành động của Quí Ngài.

Quốc hội khoá I (1946 – 1960)

1- Phật tử Nguyễn Văn Tố (sinh năm 1889-1947), là Trưởng ban Thường trực Quốc hội khoá I.

Quốc hội khoá II (1960 – 1964):

1- Hoà thượng Thích Trí Độ (1895-1979), Hội trưởng Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam;

2- Hoà thượng Trần Quảng Dung (1904-?), Phó Hội trưởng Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam.

Quốc hội khoá III (1964 – 1971):

1- Hoà thượng Thích Trí Độ (1895-1979), Hội trưởng Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam;

2- Hoà thượng Trần Quảng Dung (1904-?), Phó Hội trưởng Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam.

Quốc hội khoá IV (1971 – 1975):

1- Hoà thượng Thích Trí Độ (1895-1979), Hội trưởng Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam;

2- Hoà thượng Trần Quảng Dung (1904-?), Phó Hội trưởng Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam;

3- Hoà thượng Thích Tâm An (1890-?), Phó Hội trưởng Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam.

Quốc hội khoá V (1975 – 1976):

1- Hoà thượng Thích Trí Độ (1895-1979), Hội trưởng Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam;

2- Hoà thượng Trần Quảng Dung (1904-?), Phó Hội trưởng Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam;

3- Hoà thượng Thích Tâm An (1890-?), Phó Hội trưởng Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam.

Quốc hội khoá VI (1976 – 1981):

1- Hoà thượng Thích Thế Long (1909-1985), Phó Hội trưởng kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam;

2- Hoà thượng Thích Đôn Hậu (1904-1992), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh Giáo hội Việt Nam Việt Nam;

3- Hoà thượng Thích Thiện Hào (1911-1997), Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam; Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;

4- Ni trưởng Huỳnh Liên (1923-1987), đại diện Giáo hội Khất sĩ Ni giới; Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng thành phố Hồ Chí Minh, Uỷ viên BCHTW Hội LHPNVN;

5- Thượng toạ Thích Hiển Pháp (1933), Thường trực Uỷ ban Liên lạc Phật giáo yêu nước thành phố Hồ Chí Minh, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Quốc hội khoá VII (1981 – 1987):

1- Hoà thượng Thích Thế Long (1909-1985), Phó Hội trưởng kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam; Phó Chủ tịch Quốc hội;

2- Hoà thượng Thích Thiện Hào (1911-1997), Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam; Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;

3- Hoà thượng Thích Minh Châu (1920), Viện trưởng Viện Phật học Vạn Hạnh, Chánh Thư ký Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam.

Quốc hội khoá VIII (1987 – 1992):

1- Hoà thượng Thích Minh Châu (1920), Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam;

2- Hoà thường Kim Cương Tử (1914-2001), Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Uỷ viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

3- Hoà thượng Thích Thiện Siêu (1921-2001), Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Quốc hội khoá IX (1992 – 1997):

1- Hoà thượng Thích Minh Châu (1920), Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam;

2- Hoà thường Kim Cương Tử (1914-2001), Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Uỷ viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ viên Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội;

3- Hoà thượng Thích Thiện Siêu (1921-2001), Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam;

4- Thượng toạ Dương Nhơn (1930), Uỷ viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Quốc hội khoá X (1997 – 2002):

1- Hoà thượng Thích Minh Châu (1920), Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam;

2- Hoà thường Kim Cương Tử (1914-2001), Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Uỷ viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ viên Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội;

3- Hoà thượng Thích Thiện Siêu (1921-2001), Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam;

Quốc hội khoá XI:

1- Hoà thượng Thích Thanh Tứ (1924), Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Uỷ viên Uỷ ban Trung ương, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Tôn giáo Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

2- Hoà thượng Thích Chơn Thiện (1942), Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.

3- Hoà thượng Danh Nhưỡng (1929), Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Uỷ viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

Quốc hội khoá XII:

1- Hoà thượng Danh Nhưỡng (1929), Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Uỷ viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

2- Hoà thượng Thích Thanh Tứ (1924), Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Uỷ viên Uỷ ban Trung ương, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Tôn giáo Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

3- Hoà thượng Thích Chơn Thiện 1942), Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.

  1. Bốn vị lãnh đạo Phật giáo trúng cử ĐBQH khoá XIII

Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của Phật giáo Việt Nam, trong dịp bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 vừa qua, được sự tín nhiệm của nhân dân và cử tri cả nước, nhiều vị chức sắc, tăng ni Phật giáo đã được đề cử làm ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, trong đó có 4 vị trúng cử làm đại biểu Quốc hội khoá XIII. Dưới đây là các thông tin về 4 vị giáo phẩm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trúng cử ĐBQH, và chương trình hành động của các Ngài  sắp xếp theo thứ tự của đơn vị bầu cử.

2.1 Tại Đơn vị bầu cử số 1 gồm thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và thành phố Uông Bí thuộc tỉnh Quảng Ninh, Thượng toạ Thích Thanh Quyết (Lương Công Quyết) đã trúng cử với tỉ lệ 79,69% số phiếu hợp lệ. Thượng toạ là người trẻ nhất trong bốn vị giáo phẩm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham gia Quốc hội khoá XIII. Thượng toạ sinh ngày 15-06-1962 tại xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, là giảng viên, Tiến sỹ Phật học, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng chùa Đồng và tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Chương trình hành động của Thượng toạ có 3 nội dung cơ bản sau:

1- Nguyện tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và lợi ích của nhân dân, phát huy truyền thống hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam đã và đang được các thế hệ Tăng ni, Phật tử tạo dựng trong suốt chiều dài lịch sử 2000 năm Phật giáo Việt Nam. Với phương châm hoạt động: “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tích cực cùng với các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam triển khai nhiều chương trình hoạt động Phật sự ích đạo lợi đời, đóng góp cùng nhân dân cả nước xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam ngày một giàu đẹp, dân chủ, công bằng và văn minh.

2- Chủ động tiếp xúc với các vấn đề của đời sống xã hội và các tầng lớp nhân dân để nắm bắt tâm tư tình cảm và những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân và cử tri phản ánh, kiến nghị trung thực lên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng như các cơ quan ban ngành có thẩm quyền khác, đồng thời đôn đốc giải quyết các vụ việc mà cử tri quan tâm theo quy định của pháp luật.

3- Tích cực vận động Tăng ni, Phật tử tự giác chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ động tham gia các phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể phát động. Đẩy mạnh phong trào “Xây dựng chùa tinh tiến”, xoá đói giảm nghèo và an sinh xã hội, phát huy chính tín đẩy lùi mê tín trong sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân. Thẳng thắn đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực của xã hội và âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

  1. Thích Thanh Quyết, trúng cử ĐBQH tại ĐVBC số 1

2.2 Tại Đơn vị bầu cử số 2, gồm thị xã Hương Thuỷ và thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, Hoà thượng Thích Chơn Thiện (Nguyễn Hội) đã trúng cử với tỉ lệ 73,23% số phiếu hợp lệ. Hoà thượng sinh ngày 1-12-1942 tại xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện nay cư trú và trụ trì tại chùa Tường Vân, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, dân tộc Kinh, là Tiến sỹ Phật học, Cao học Tâm lý Giáo dục, Cử nhân Triết học và đang nắm giữ nhiều trọng trách: Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Giáo dục Tăng ni Trung ương, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên Hội đồng tư vấn về Tôn giáo Uỷ ban Trung ương MTTQVN. Dưới đây là tóm tắt những nội dung chính trong Chương trình hành động của Hoà thượng Thích Chơn Thiện:

1- Tiếp tục phát huy truyền thống Phật giáo gắn bó đồng hành cùng dân tộc Việt Nam vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, phát triển đất nước.

2- Kế thừa kinh nghiệm hoạt động trong hai khóa Quốc hội khoá XI và khoá XII, tích cực tham gia các công tác xây dựng luật pháp, góp phần thực hiện tốt chức năng của Quốc hội trong việc giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và đóng góp tích cực cho công tác đối ngoại của Quốc hội.

3- Tích cực vận động các đại biểu Quốc hội khóa XIII ủng hộ cho tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2014, 2015 theo tinh thần Chỉ thị 48/CT-BCT của Bộ Chính trị, được ban hành vào trung tuần tháng 5/2009.

4- Thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe nguyện vọng của cử tri và nhân dân trong cả nước nói chung và của cử tri Thừa Thiên Huế nói riêng để phản ánh kịp thời đến Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

  1. Thích Chơn Thiện, trúng cử ĐBQH tại ĐVBC số 2

2.3 Tại Đơn vị bầu cử số 3 gồm huyện Mỹ Xuyên, huyện Vĩnh Châu, huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng, Hoà thượng Thạch Huôl, sinh ngày 04-10-1944 tại xã Lai Hoà, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã trúng cử với tỉ lệ 65,10% số phiếu hợp lệ. Hiện tại Hoà thượng trụ trì Chùa Pray Chóp, ấp Pray Chóp B, xã Lai Hòa, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, là Phó Hội trưởng Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, Phó Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, Phó Ban Hoằng pháp Trung ương, Phó Ban nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Chương trình hành động của Hoà thượng gồm 3 nội dung:

1- Nắm bắt kịp thời các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước để đem hết khả năng và trí tuệ nhằm trao đổi, đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào, góp phần xoá đói giảm nghèo một cách bền vững, tiến tới công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.

2- Phản ánh kịp thời những tâm tư nguyện vọng của cử tri và nhân dân với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng để kịp thời xem xét, giải quyết.

3- Tích cực tuyên truyền, giáo dục đồng bào Phật tử quán triệt và thực hiện tốt các chính sách pháp luật về dân tộc, tôn giáo; đồng thời đóng góp vào việc hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật do Quốc hội ban hành.

  1. Thạch Huôl, trúng cử ĐBQH tại ĐVBC số 3

2.4 Tại Đơn vị bầu cử số 10 gồm huyện Sóc Sơn và huyện Mê Linh thuộc thành phố Hà Nội, Thượng toạ Thích Bảo Nghiêm (Đặng Minh Châu) dân tộc Kinh đã trúng cử với tỉ lệ 74,0% số phiếu hợp lệ. Thượng toạ sinh ngày 27-12-1956 tại xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, cư trú và trụ trì tại Chùa Lý triều Quốc Sư, số 50 phố Lý Quốc Sư, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Thượng toạ là Thạc sỹ triết học, Cử nhân Phật học, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Hoằng pháp TW, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội, thành viên Hội đồng tư vấn về tôn giáo Uỷ ban TWMTTQVN. Chương trình hành động của Thượng toạ trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII là:

1- Chủ động, thường xuyên tiếp xúc với cử tri để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; hết sức nỗ lực để đem những giá trị từ bi, trí tuệ của đạo Phật để cùng nhân dân xây dựng một xã hội hài hòa, an lạc và hạnh phúc.

2- Tích cực thảo luận, đóng góp ý kiến để hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật minh bạch, có trách nhiệm trong việc tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, những chính sách liên quan đến đời sống của nhân dân, tới việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các di tích lịch sử – văn hóa và các chính sách liên quan tới tín ngưỡng, tôn giáo;

3- Đẩy mạnh việc đưa Phật giáo Việt Nam đến với nhân dân và bạn bè quốc tế; tăng cường mối liên hệ hữu nghị với Phật tử và các tổ chức Phật giáo trên thế giới, tranh thủ vận động các nguồn lực trong và ngoài nước để làm tốt hơn nữa công tác từ thiện xã hội; Luôn gương mẫu chấp hành pháp luật, học tập nâng cao trình độ, hoàn thành Phật sự được giao phó và vận động các Tăng ni, Phật tử sống “tốt đời, đẹp đạo”.

4- Thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát tối cao của Quốc hội đối với Chính phủ, các cơ quan Nhà nước trong quá trình thực thi đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, việc sử dụng ngân sách v.v và đưa ra những kiến nghị, đề xuất kịp thời.

5- Tích cực tham gia đóng góp ý kiến vào các chương trình phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương và việc thực hiện các chương trình đó. Cùng với Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội, sẽ là cầu nối giữa địa phương với Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan Trung ương trong việc trao đổi, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Tích cực vận động cho chính sách đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo thu nhập cho cán bộ xã phường, người có công và người có thu nhập thấp.

  1. Thích Bảo Nghiêm, trúng cử ĐBQH tại ĐVBC số 10

Như vậy, với 4 vị đại biểu được nhân dân tin tưởng bầu vào Quốc hội khoá XIII sẽ là cơ duyên thuận lợi để phản ánh tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân nói chung và của đồng bào Phật giáo nói riêng đến với Đảng, Nhà nước; góp sức cùng Quốc hội tham gia xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đây cũng là biểu hiện cụ thể tinh thần “nhập thế” của Phật giáo trong các hoạt động xã hội nhằm phát huy hơn nữa truyền thống Phật giáo đồng hành cùng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

 

P.V