TÌM HIỂU VỀ HẠNH HIẾU TRONG TÁC PHẨM TRUY MÔN SÙNG HẠNH LỤC

08/ 11/ 2017 11:00:11

TÌM HIỂU VỀ HẠNH HIẾU

TRONG TÁC PHẨM TRUY MÔN SÙNG HẠNH LỤC

 

Đại Đức Thích Di Sơn

 

Trong Hộ Pháp luận nói: “Xuất gia là việc khó làm, không phải việc của quan văn, quan võ có thể là được’. Vua Thuận Trị – Trung Quốc cũng nói kệ: “Vàng ròng, ngọc biếc chưa phải quý. Được mặc cà sa mới khó ghê”. Qua hai lời nhận định trên khẳng định rằng: Xuất gia được làm khó. Bởi vì dám hủy hình bỏ khí tiết, căt ái từ người thân, xuất gia hoằng chính đạo, thế độ khắp xa gần. Mục đích của người tu cao quý, là đáng trân trọng như vậy, vậy mà người đời lại cho rằng “ Sa môn Thích tử lành đời đi tu là kẻ vô quân vô phụ”. Qua từng câu chuyện trong Truy môn sùng hạnh lục, Liên Trì Đại sư (1535-1616) thời Minh Trung Quốc đã giới thiệu cho chúng ta thấy ngừi xuất gia ngoài việc tu đạo vẫn chứa chan tấm lòng hiếu kính.

Con người được sinh ra và thành người đều do công cha nghĩa mẹ mà thành. Nếu kể công cha dẫu núi Thái có cao nhưng còn có người lên đến, nếu kể nghĩa mẹ  như nước trong nguồn chảy ra thì nước cũng có ngày cạn. Như vậy công cha, nghĩa mẹ quả vô bến vô bờ: Nào chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, bồng ẵm dưỡng nuôi, uốn nắn dạy dỗ, lo cho học hành, gây dựng sự nghiệp…mà cha mẹ chẳng quản nhọc nhằn, chẳng hề kể công.

Ôi! Ân ấy đức ấy dẫu người con vai trái cõng cha, bên phải cõng mẹ đi khắp các nơi, phụng dưỡng chăm sóc cũng chưa trả hết được ơn dức của cha mẹ.

Vì thế bổn phận của người con ngay đời này khi cha mẹ sinh tiền phải có trách nhiệm:

1.Hiếu thuận, biết nghe lời cha mẹ, khi cha mẹ già yếu phải lo ăn , mặc, ở cho cha mẹ

Về ý này, trong Truy môn sùng hạnh lục thấy rất nhiều các gương hiếu hạnh: như thiền sư Đạo Kỷ đời Tề, khi đi đâu một bên gánh mẹ, một bên gánh kinh, tượng. Ngài nói với mọi người rằng: “Ta phải đích thân phụng dưỡng mẹ, bởi phúc đó bằng với công cúng dàng hạng Bồ Tát đăng địa”. Những việc phục vụ mẹ như: may mặc, ăn uống, đại tiểu tiện v.v tự thân ngài lo liệu không phiền người khác.

Còn như ngài Kính Thoát đời Tùy, người Cấp Quận, xuất gia lúc trẻ. Vì hiếu hạnh, thanh bạch mà nổi tiếng. Khi đi đâu học, thường sấp quang gánh, để mẹ một bên, kinh sách, giấy bút một bên. Nếu đến giờ ăn để mẹ ngồi gốc cây, còn mình vào thôn khất thực xong mang ra dâng mẹ xơi.

Sự thể hiện lòng hiếu kính không những chỉ dâng cơm, nước mà khi cần còn phải cắt thịt đùi dâng cha như gương ngài Giám Tông.

Nếu cha mẹ cô độc một mình không ai chăm sóc thì người con dẫu xuất gia cũng phải có nghĩa vụ phụng dưỡng. Ngài Trần Tôn Túc ở Mục Châu hàng ngày đan giầy cỏ bày bán bên đường nuôi mẹ. Người đời tôn xưng là: Trần Bồ Hài.

Người đời chỉ chỉ có khả năng nuôi cha mẹ nhưng ít có khả năng giáo hóa cha mẹ bỏ ác làm lành, ăn chay niệm Phật, nhưng người xuất gia đã làm được điều đó. Gương tiêu biểu là ngài Tông Di đời Tống, người Tương Dương, rước mẹ về phía đông phương trượng khuyên mẹ thế phát, ngoài việc phụng dưỡng còn khuyên niệm Phật. Sau mẹ không bệnh mà mất. Ngài làm ra bộ Khuyến hiếu văn lưu hành ở đời.

Nhà Phật có lời chí lý: “ Muốn báo ân sinh thành, gần thì thiết thực phung dưỡng cha mẹ vui lòng, xa thì dẫn mở tâm Bồ đề dẫn dắt thần thức”. Cho nên  người xuất gia ngoài việc báo hiếu co cha mẹ bằng việc phụng dưỡng còn báo hiếu bằng:

  1. Hướng dẫn thần thức, tu tạp hồi hướng cho cha mẹ

Theo Phật giáo: Chết chưa hẳn là hết mà chỉ là giai đoạn quá độ, chuyển từ thân 5 ấn này sang thân 5 ấn khác tùy theo nghiệp lực của mỗi người. Vì thế khi cha mẹ qúa vãng, người con phải biết báo hiếu cha mẹ bằng cách cầu siêu, lập đàn siêu độ, tu tập các công đức để hồi hướng đến công sinh thành.

Dù người theo đạo Phật hay không theo đạo Phật cũng biết ít nhiều, hoặc nghe danh đến tích Mục Liên cứu mẹ, là bực pụng dưỡng thân mẫu rất hiếu thảo. Sau khi mẹ mất, Ngài đi xuất gia, tinh tiến tu hành, chứng đắc lục thông, thấy vong hồn mẹ sinh vào đường ngã quỷ. Ngài đem cơm đến dâng mẹ, cơm hóa lửa dữ. Mục Liên đau xót về bạch Phật. Phật dạy: “Mẹ ông tội nặng, sức của mình ông cũng chẳng làm gì được, phải nhờ uy thần của chư Tăng tự tứ, ông hãy vì mẹ lập trai hội, mẹ Ngài ngay ngày hôm đó thoát khỏi ngã quỷ, phúc liền tăng tiến và được sinh lên trời. Do đó thắng hội Vu Lan lưu thông muôn thuở.

Học theo gương ngài Mục Liên, các gương hiếu hạnh đến song thân sau khi đã quá vãng được ngài Liên Trì dày công sưu tập để làm gương cho đời sau như gương ngài Tử Lân đời Đường, họ Phạm, mẹ họ Vương , bà Vương không tin Tam bảo. Ngài trốn lên Đông Đô nương vào sư Khánh Tu ở chùa Quảng Ái xuất gia, sau nhớ đến song thân liền về quê thăm,lúc này cha đã mù, mẹ mất đã 3 năm rồi. Nhân đó Ngài đến Nhạc Miếu trải tọa cụ tụng kinh Pháp hoa, nguyện thấy Nhạc Miếu chỉ cho mẹ thác sinh chỗ nào. Đêm đó Nhạc Đế báo: “Mẹ ông đang bị đọa địa ngục, phải chịu nhiều khổ”. Tử Lân  thương khóc xin chỉ bảo cho cách cứu mẹ. Nhạc Đế bảo: “Hãy đến Mậu Sơn lễ tháp vua A Dục mới có thể cứu được”. Tử Lân liền đến tháp thương khóc lễ bái đến bốn vạn lần. Chợt nghe có tiếng gọi tên mình, nhìn lên hư không thấy mẹ tạ từ rằng: “Nhờ công đức của con, mẹ đã được sinh lên cõi trời Đao Lợi rồi”. Đột nhiên không thấy.

Qua hai câu chuyện trên thấy lòng hiếu của ngài Mục Liên cảm động đến Đức Phật, Phật dạy cúng Tăng mới cứu được mẹ. Ngài Tử Lân cảm động đến Thần, Thần dạy lễ tháp. Chí hiếu cảm động đến thần linh như thế đấy.

Cổ nhân có câu: “Nhất nhân lành đạo cửu huyền thăng”, nghĩa là một người tu đạo, lục thân chín đời được siêu thăng. Điều đó có nghĩa là do công đức tu tập theo đúng chính pháp của Phật, có sự ngộ nguồn tâm thì cũng có công đức để báo ơn sinh thành. Gương ngài Sư Bị đời Đường đã nói rõ điều đó. Ngài người họ Tạ, cha mẹ làm nghề đánh cá bị chết đuối. Ngài nhân đó xuất gia muốn báo ơn cha. Ngài chỉ đi giầy cỏ, mặc áo vá, ăn chỉ đủ cầm hơi và làm bạn với Thiền sư Tuyết Phong Tồn. Ngài Phong Tồn thấy sư khổ hạnh thế liền gọi là Đầu Đà. Sau khi đại ngộ, Ngài được ngài Tuyết Phong Tồn khen rằng: “Đây là Bồ Tát tái lai tu khổ hạnh”.

Về sau Ngài chợt mộng thấy hồn cha đến tạ rằng: “Nhờ con xuất gia tỏ rõ nguồn tâm, ta đã được sinh thiên, nay đến thông báo cho con biết”.

Tương tự như vậy, ngài Đạo Phi đời Chu, người làng Quý Vị đất Trường An là dòng dõi tôn thất nhà Đường, xuất gia năm bảy tuổi. Năm mười chín tuổi gặp lúc nhà vua dời kinh đô về Lạc Dương, thàh Trường An loạn lạc, ngài bèn cõng mẹ vào Hoa Sơn nghỉ ở hang đá. Lúc đó lúa gạo đắt đỏ, ngài tự nhịn ăn đi khất thực dâng mẹ. Mẹ Ngài hỏi: “Con ăn chưa?” Sợ tổn ý mẹ bèn nói: “Con đã ăn rồi”.

Mẹ ngài bảo: “Cha con chết trận ở Hoắc Sơn, xương còn phơi ngoài nội cỏ, con hãy đi nhặt về an táng được không?” Ngài liền đến Hoắc Sơn lượm nhặt xương trắng thành đống, ngày đêm tụng kinh chú nguyện rằng: “Người xưa lòng thành cảm động, nhỏ máu để nhận xương, nguyện trong đống xương này có xương nào chuyển động thì đó là hài cốt của cha ta”. Ngài một lòng quán tưởng, mắt chẳng tạm rời. Vài ngày sau, có những chiếc xương từ trong đống xương vọt ra lắc lư một hồi lâu. Đạo Phi liền quì xướng ôm lấy đem về gặp mẹ. Đêm đó mẹ ngài mộng thấy chồng về. Sáng hôm sau thì ngài cũng đem xương về đến nơi, mọi người cho là chí hiếu mới cảm được như thế. Vế sau ngài theo lệnh vua về triều giảng kinh, thuyết pháp phần nhiều ở ngôi chủ y tọa. Từ triều đình đến dân thôn thảy đều quy y, kính trọng.

Vậy thì người đời gièm chê đạo Phật không có nghĩa cha con nhưng sự hiếu kính đối với người thân của người con Phật lại đáng tôn kính và cứu độ được mẹ cha hơn người đời. Truyện ký đã chép rõ để chứng minh.

Qua những gương đại hiếu trên của các thiến sư Trung Quốc ta đã thấy rõ tiền nhân rất nêu cao gương hiếu hạnh. Tại Việt Nam từ xưa tới nay, các danh tăng đại hiếu cũng thấy rạng rỡ trong sử sách như thiến sư Vạn Hạnh, Khuông Việt, quốc sư Phù Vân, Hòa thượng Cua, Hòa thượng Quảng Đức v.v… cũng hết lòng tận trung, tận hiếu.

Đạo làm người không gì nặng bằng đạo cha – con. Liên Trì Đại Sư đã kể những gương “ Hiếu” của Tăng để phát đức đại hiếu của những bậc xuất gia. Do vậy, dù tăng hay tục ai ai cũng cần phải giữ tròn chữ hiếu mới thành đạo làm con.